Người sử dụng xe nâng hàng trước tiên phải trải qua lớp huấn luyện đào tạo an toàn vận hành xe nâng, và được cấp chứng chỉ vận hành xe nâng hàng, An toàn và vslđ.
Người chịu trách nhiệm về an toàn xe nâng hàng phải chấp hành các quy phạm sau đây:
1. An toàn xe nâng – trang bị đồng phục cần thiết
– Trang bị đầy đủ bộ đồ bảo hộ như: Áo phản quang gọn gàng, mũ bảo hộ, giày bảo hộ, kính bảo hộ, dây thắt an toàn.
– Không mặc quần áo rộng, giày dép phải có ma sát, không bị trơn trượt.
– Luôn có bình chữa cháy trên xe nâng, và Người vận hành xe nâng phải biết sử dụng bình chữa cháy, luôn có sự chuẩn bị để chữa cháy.
2. An toàn xe nâng trong quá trình sử dụng nhiên liệu
– Khi nạp nhiên liệu phải tắt máy hoàn toàn và khóa phanh tay cẩn thận.
– Không được hút thuốc lá khi vận hành xe nâng hoặc bên cạnh thùng chứa nhiên liệu.
– Khi nạp nhiên liệu cho xe nâng thì phải chọn nơi thoáng khí, đầy đủ ánh sáng.
– Phải biết về cấu tạo của xe nâng, sử dụng và để biết được các chi tiết xe nâng bị hư có thể gây mất an toàn cho Người lái và Người khác.
– Nếu chưa biết cấu tạo của xe nâng thì có thể xem: Cấu tạo xe nâng dầu, cấu tạo xe nâng điện
3. Kỹ năng vận hành an toàn xe nâng
– Người lái phải biết được các biển báo cấm hoặc các giới hạn vận hành của xe nâng.
– Người vận hành xe nâng phải cho xe nâng làm việc đúng nơi quy định và có đầy đủ không gian vận hành cũng như ánh sáng.
– Không thay đổi kết cấu của xe theo thiết kế.
– Phải cố định xe chắc chắn mới thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa.
– Khi két nước làm mát nóng hay muốn đổ nước làm mát vào két thì phải dùng giẻ nhiều lớp mở nắp và đứng khoảng cách an toàn trước khi đổ.
– Trước hoặc sau ca làm việc thì phải kiểm tra bảo dưỡng xe nâng. Sửa chữa ngay nếu hư hỏng, sau đó mới tiến hành cho xe làm việc.
– Trước khi vận hành xe nâng hàng Người lái phải kiểm tra còi, đèn, cho xe tiến lùi và thử phanh.
– Khi nâng hàng hóa không được nâng quá tải trọng thiết kế ứng với tâm tải đặt trên càng nâng.
– Khi gặp những khúc cua phải giảm tốc, bật đèn tín hiệu cùng với bật còi và cua từ từ.
– Lên xuống xe từ bên trái vị trí ngồi và phải đảm bảo khóa phanh tay trước, không để quần áo vướng vào các chi tiết xe nâng.
– Khi vận hành xe nâng Người vận hành chắc chắn rằng quần áo, tay, chân, giày dép phải khô, sạch sẽ không dính dầu nhớt hay nước hoặc các dung dịch khác..
– Không để dầu nhớt hay nước dính vào các cần gạt, vô lăng, phanh, chân ga và nền cabin.
– Điều chỉnh ghế ngồi đúng tư thế trước khi vận hành xe nâng
– Xe nâng hàng không được nâng Người cũng như chở Người.
– Khi nâng, hạ hàng hay di chuyển không cho Người giữ hàng hóa.
– Không cho Người khác không chịu trách nhiệm về vận hành xe mình đang lái khi không được phép của quản lý hay người điều hành xe nâng
– Không nghe điện thoại, hay bộ đàm khi chạy xe nâng – nếu muốn nghe phải tạm dừng mới được nghe.
– Lưu ý Gương chiếu hậu không dùng để lùi xe, mà khi muốn lùi phải quay lại phía sau quan sát mới được lùi, xe nâng hàng thiết để cho Người lái có thể làm được điều đó.
– Gương chiếu hậu chỉ để quan sát các chướng ngại vậy ở bên hông phía sau Người lái khi tiến, hay khi xe nâng chuyển hướng.
– Khi lái xe không được đùa nghịch phải nghiêm túc.
– Khi bất đắc dĩ chở hàng mà bị che khuất tầm nhìn, phải cho xe đi lùi.
– Khi chở hàng mà đi đến đoạn đường dốc thì phải cho xe đi lùi khi xuống dốc
– Khi xe không có hàng thì cho xe đi lùi lên dốc ( đối với xe có đối trọng)
– Không được thò tay, chân hay đầu ra ngoài khi ngồi trên xe nâng.
– Giữ khoảng cách an toàn đối với các trạm điện, đường dây cao thế, nhất là khi nâng hạ hàng.
– Không cho xe nâng làm việc ở nền đất yếu và mặt bằng nhiều ổ gà.
– Khi xe di chuyển phải đặt càng nâng cách mặt đất khoảng 20 cm, đặc biệt để ý khi lên dốc hoặc xuống dốc.
– Không nâng, hạ hàng khi pallet hay thùng hàng bị gãy, mục nát.
– Điều chỉnh càng nâng phù hợp với pallet nâng hàng, và kiểm tra chốt càng nâng cho chắc chắn
– Không được phép đứng dưới càng nâng hàng
– Không cho Người được đứng trên càng nâng, và dỡ hàng khi hàng còn ở trên càng nâng – Trừ khi hàng cùng càng nâng đã ở dưới mặt đất.
– Không được chen đua vượt nhau khi di chuyển.
– Không sửa hàng hóa khi chưa hạ hàng xuống mặt đất.
4. Phải ngưng hoạt động xe nâng ngay khi phát hiện các dấu hiệu không an toàn
– Lốp xe bị nổ, rách, tróc.
– Phanh di chuyển, phanh tay bị hư hỏng.
– Phanh nâng, hạ hàng bị hư (hàng bị tuột)
– Càng nâng bị biến dạng, hoặc xuất hiện vết nứt
Lời Kết: mong rằng với những 4 điều về an toàn xe nâng hàng này Anh, Chị sẽ nắm bắt được và sẽ thực hiện nghiêm chỉnh theo.