Sau một thời gian sử dụng hay cho thuê xe nâng mặc dù được bảo dưỡng đúng cách chiếc xe nâng nào cũng có thể gặp phải các lỗi hư hỏng do các yếu tố khách quan hoặc do vận hành sai cách. Đặc biệt các dòng thiết bị sử dụng thường xuyên như xe nâng cần được khắc phục lỗi sớm để đảm bảo hiệu quả sản xuất đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa nếu được phát hiện sớm.
1. Lỗi hư hỏng ở cần điều khiển số
Nguyên nhân thường do tài xế vận hành sai quy cách gây nên hỏng vòng nhựa ôm cần gạt số và đèn báo tín hiệu. Bộ phận này làm bằng nhựa cứng và dựa trên cảm ứng điện từ điều khiển van dầu hộp số. Khi điều khiển, chỉ cần tác động một lực nhỏ để di chuyển cần số đúng cách.
Trong trường hợp vận hành sai, dùng lực cả cánh tay để tác động đẩy tới hoặc nắm giật mạnh ra phía sau thì vòng ôm nhựa sẽ bị vỡ, gây nên hư hỏng điều khiển xe nâng.
2. Lỗi hư hỏng húc (Mayo) và niền bánh sau
Thông thường lỗi hỏng này xuất phát từ quá trình vận hành sai của tài xế như chạy quá tốc độ, không kiểm tra xe nâng trước khi vận hành. Sau thời gian dài sử dụng, các óc và tắc ke bánh có thể bị lỏng ra dẫn đến ăn mòn, phá vỡ húc và niền xe chỉ trong một thời gian ngắn.
Chính vì thế, tài xế bắt buộc phải kiểm tra xe nâng trước khi vận hành nhằm phát hiện lỗi sự cố kịp thời. Cách thực hiện như sau: Dùng tay vặn thử các ốc trên 2 bánh sau để xem có bị lỏng hay không, nếu thấy không chắc chắn hãy sửa chữa kịp thời.
3. Lỗi hư hỏng Tam bua
Nếu tài xế không chú ý kiểm tra sau thời gian liên tục sử dụng sẽ không phát hiện bộ phận phanh của xe nâng sẽ bị mòn, bố thắng mòn dần đến phần kim loại. Biểu hiện thường gặp như đặp thắng có cảm giác sâu, thắng không ăn, thắng phát ra âm thanh lạ…
Tài xế cần dừng xe nâng ngay, báo cho nhà cung cấp để kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng kịp thời. Nếu vẫn cố tình tiếp tục cho xe hoạt động sẽ gây vỡ tam bua rất nghiêm trọng.
4. Lỗi hư hao dầu
Thường do sử dụng nguồn nhiên liệu có nhiều tạp chất bẩn, đối với cả nguyên liệu xăng, dầu hay gas thì các dị vật có thể gây tắc đường ống dẫn. Cặn bẩn bám khiến lỗ phun nhiên liệu nhỏ hơn, xe nâng chạy yếu, gây xước ty bơm cao ấp, rỉ sét đầu béc phun dẫn đến các hư hỏng nghiêm trọng hơn.
Hãy chú ý việc bảo quản và kiểm tra nguồn nhiên liệu cho xe nâng, chọn nhà cung cấp uy tín. Phải chắc chắn rằng thùng dầu của xe nâng luôn luôn trong tình trạng đậy kín.
5. Lỗi gãy nĩa và chênh lệch nĩa
Lỗi này nguyên nhân thường do tài xế sử dụng nĩa để nâng sai quy cách:
– Dùng nĩa nâng quá tải so với quy định.
– Dùng 1 nĩa để nâng hoặc bẩy kiện hàng gây quát nĩa.
– Dùng nĩa để kéo đẩy kiện hàng.
– Nâng kiện hàng sai góc độ.
6. Lỗi khi sử dụng pin ở xe nâng điện
Các xe nâng điện dùng nguyên liệu chính bằng pin, acquy (loại khô hoặc axit) với nguồn nạp thường là: 24VDC, 36VDC, 48VDC… các bộ dung lượng lớn hàng trắm Ah cho phép xe nâng hoạt động liên tục nhiều ca làm việc. Hãy chú ý sử dụng bộ nạp phù hợp để tránh các trục trặc.
7. Lỗi trầy xước các ty thủy lực
Chủ yếu do tác động lực từ bên ngoài rơi vào ty thủy lực, xảy ra va đập, tông xe hoặc để các vật cứng nặng lên bộ phận này gây mòn, trầy xước.
8. Lỗi hư hỏng hộp số
Vận hành xe nâng sai cách và tài xế không chú ý dẫn đến hư hỏng hộp số, chuyển số đột ngột có thể gây vỡ hộp số và mòn các lá bố. Trường hợp tài xế không chú ý đặt các loại rác quấn vào trục bán xe khi vận hành gây vỡ seal, phốt gây chảy nhớt và kẹt hộp số.