Sau một quá trình dài sử dụng, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa xe nâng hàng là một việc làm cần thiết để đảm bảo xe nâng hàng được vận hành ổn định và tránh hư hỏng nặng. Những kiến thức này cần được người lái xe nắm rõ và trang bị đầy đủ cho mình để sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Bài viết này, Tú Sơn sẽ chia sẻ đến bạn cách kiểm tra xe nâng hàng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Dưới đây là các bộ phận cần kiểm tra cũng như các cách đơn giản nhất để kiểm tra xe nâng hàng hiệu quả của bạn đã đến lúc phải bảo dưỡng hoặc có vấn đề hỏng hóc, trục trặc động cơ hay chưa.
1. Kiểm tra bánh xe
Việc kiểm tra bánh xe nâng hàng được thực hiện bằng cách cho xe chạy không tải và có tải. Nếu có tiếng kêu gây ra bởi vành đai, có sự rò rì của khí thải nghĩa là bánh xe đang có vấn đề; cần được tu sửa ngay.
2. Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra đồng hồ đo, còi xe, các thiết bị cảnh báo an toàn; đèn các loại; hệ thống trợ lực cũng như bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực tải. Nếu xảy ra hỏng hóc cần kiểm định và sửa chữa lại ngay. những hư hỏng nhẹ cộng dồn lại có thể gây ra mất an toàn trong quá trình vận hành và nâng hàng hóa.
3. Kiểm tra hệ thống ắc quy
Bình ắc quy có thể xem là một bộ phận tối quan trọng với xe nâng hàng; đặc biệt là xe nâng hàng điện. Mỗi loại ắc quy đều có 1 vòng đời tuổi thọ nhất định (thông thường khoảng 1200 chu kỳ sạc đối với ắc quy mới), nên việc sử dụng đúng cách và tuân thủ những quy tắc sử dụng là cần thiết để sử dụng ắc quy hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ ắc quy.
Dưới đây là một vài quy tắc cần tuân thủ để đảm bảo ắc quy được vận hành trơn tru và giữ được tuổi thọ lâu nhất:
– Không đậy nắp các hộc bình khi đang nạp bình
– Có thể bổ sung thêm nước cất nếu thấy mức dung dịch giảm cho đồng đều giữa các học bình
– Kiểm tra tỉ trọng dung dịch điện phân với tỷ trọng chuẩn là 1,28g. Không nên dùng dung dịch điện phân có tỷ trọng cao quá hoặc thấp quá vì ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình.
– Nhiệt độ không quá 500 độ C
– Không nạp ắc quy gần chỗ cháy nổ
– Sau khi nạp xong đậy nắp bình và vệ sinh sạch sẽ.
4. Kiểm tra bộ lọc dầu
Bộ lọc dầu giúp bôi trơn về mặt xe nâng hàng; làm mát và làm sạch các chi tiết máy cũng như giúp cho các chi tiết máy được vận hành trơn tru hơn. Vậy nên trong việc kiểm tra xe nâng hàng hiệu quả, kiểm tra bộ lọc dầu là một công đoạn không thể bỏ qua.
Bạn cần phải thay đổi bộ lọc dầu, thay đổi các bộ lọc thủy lực, tuyển tải bộ lọc, bộ lọc nhiên liệu và bộ lọc không khí nếu xe nâng bị tiêu hao dầu quá mức cho phép. Việc kiểm tra và thay bộ lọc dầu giúp cho xe nâng hàng được đảm bảo tuổi thọ cũng như việc vận hành và sử dụng được đảm bảo hơn.
5. Kiểm tra các chi tiết máy
– Kiểm tra động dẫn động di chuyển xe nâng hàng. Nếu phát hiện các dấu hiện bất thường hoặc bị hư hại thì phải ngưng máy lại và tiến hành khắc phục.
– Kiểm tra bằng mắt trục ổ đĩa khi bạn đang ở dưới máy. Nếu có hiện tượng bị phá hủy thì phải khắc phục ngay.
– Kiểm tra các vành đai động cơ xe nâng, kiểm tra các vết nứt và trầy trên các vành đai và tìm bất kỳ mọi vết nứt hoặc lỗ hổng trong hệ thống ống xả để sửa chữa ngay khi cần thiết.
– Kiểm tra các xi lanh xem có sự rò rỉ hoặc uốn cong có xuất hiện trong hệ thống hay không. Nếu xảy ra sự rò rỉ trên hệ thống thủy lực, bạn nên thắt chặt các đường ống dẫn nhớt, đóng các van lại. Nếu thiếu nhớt thủy lực thì châm thêm, hoặc thay mới nếu không thể sử dụng được nữa.
– Kiểm tra các vòng bi bánh xe. Và đừng quên sau khi kiểm tra ắc quy hoàn thành rồi, lắp lại rồi lắc lại xem nếu có tiếng động khác thường thì cần xử ký ngay lập tức để đảm bảo xe được vận hành tốt hơn và an toàn hơn.
Trên đây là các bước tự kiểm tra xe nâng hàng hiệu quả mà Tú Sơn muốn chia sẻ đến bạn. Với những kiến thức sơ bộ và dễ hiểu như này, việc tự mình kiểm tra máy móc, động cơ xe nâng hàng sẽ không còn là điều quá khó khăn nữa.
Chăm chỉ kiểm tra, bảo dưỡng xe nâng hàng sẽ giúp cho xe nâng hàng của bạn được bền lâu và có tuổi thọ cao hơn.