Hướng dẫn sửa chữa xe nâng điện từ A đến Z

Xe nâng điện là loại xe tiên tiến nhất hiện nay, tuy nhiên trong quá trình sử dụng lâu ngày sẽ không tránh khỏi những hỏng hóc khiến công việc bị trì trệ. Trong điều kiện chưa thể tìm được đơn vị uy tín để khắc phục, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số lỗi phổ biến và hướng dẫn sửa xe nâng điện cơ bản.

1. Các lỗi xe nâng điện thường gặp và cách khắc phục

Tuy sở hữu nhiều lợi thế so với các loại xe nâng có mặt trên thị trường hiện nay. Nhưng xe nâng điện vẫn không tránh khỏi các lỗi hỏng hóc do quá trình sử dụng lâu ngày. Các hư hỏng thông dụng nhất mà bạn thường hay gặp có thể kể đến như là:

1.1 Lỗi ở cần điều khiển số

Lỗi này thường gặp do sự vận hành sai quy cách của tài xế gây nên tình trạng hỏng vòng nhựa ôm cần gạt số và đèn tín hiệu. Thông thường chi tiết này được làm bằng chất liệu nhựa cứng, đồng thời dựa trên khả năng cảm ứng điện từ điều khiển van dầu hộp số.

Trong trường hợp này trước khi sử dụng xe nâng điện hãy chú ý kiểm tra tổng quát xe để đảm bảo không có vật thể lạ bám vào trong trục quay. Đồng thời tuân thủ đúng nguyên lý vận hành và cách lên xuống cần điều khiển hộp số một cách chuẩn xác.

1.2 Hỏng Mayer và niềng bánh sau

Nguyên nhân xuất phát lỗi này là do trong quá trình sử dụng tài xe chạy quá tốc độ cho phép và không thường xuyên kiểm tra xe nâng điện trước khi vận hành. Điều này lặp lại trong thời gian dài khiến cho các góc và tắc kê bánh trở nên lỏng dần ra và bị ăn mòn gây nên tình trạng phá vỡ Mayer cũng như niềng bánh sau.

Chính vì vậy trước khi dùng xe nâng điện cần phải kiểm tra tổng quan một lượt để đảm bảo rằng xe không gặp vấn đề gì và hoạt động tốt. Đồng thời nếu gặp hiện tượng này hãy dùng tay vặn chặt các con ốc ở 2 bánh xe để không bị lỏng. Tuy nhiên nếu hư hỏng nặng hãy dừng xe và thông báo đến nhà cung cấp sửa chữa nhanh chóng.

xe nang dien

1.3 Lỗi hư hỏng Tam bua

Trong quá trình sử dụng tài xế không kiểm tra liên tục dẫn đến tình trạng bộ phận phanh của xe nâng điện bị mòn và các bộ phận khác như bố thắng, phần kim loại cũng bị tình trạng tương tự. Các dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất đó là: đạp phanh thấy sâu hơn, phanh không ăn hoặc phát ra các âm thanh lạ,…

Khi thấy hiện tượng này ngay lập tức báo cho nhà cung cấp để sửa chữa một cách kịp thời. Đồng thời không được phép cố ý tiếp tục cho xe vận hành gây ra tình trạng vỡ tam bua nghiêm trọng hoặc mất an toàn cho người lái.

1.4 Lỗi gãy/lệch nĩa

Thông thường lỗi này hay gặp do trong quá trình vận hành xe nâng điện tài xế sử dụng nĩa để nâng hàng sai quy cách như: nâng quá tải so với sức chịu, chỉ dùng 1 nĩa để nâng hàng gây lệch, kéo đẩy kiện hàng, sai góc độ,… Cách khắc phục hiệu quả chính là thực hiện đúng nguyên tắc nâng đỡ hàng hóa và kiểm tra chất lượng hoạt động của nĩa.

1.5 Lỗi trầy xước các ty thủy lực

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng bộ phận ty thủy lực là do trong quá trình vận hành tài xế thường xuyên để xảy va đập. Hoặc bị các vật cứng nặng rơi vào gây trầy xước và mòn. Để khắc phục điều này cần chú ý đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng.

huong dan cach chon xe nang dien ngoi lai phu hop 1 1

2. Bảo trì xe nâng điện

Việc bảo trì xe nâng điện đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng cho công việc của bạn được tốt nhất. Nhìn chung những chiếc xe cũng chỉ là công cụ máy móc vậy nên bạn không thể thỏa sức vận hành mà không quan tâm đến tình trạng nên xảy ra hư hỏng là điều hết sức bình thường.

Chính vì vậy để có thể hoạt động một cách bình thường cũng như không để xảy ra sự cố khiến thời gian và chất lượng công việc bị giảm sút bạn cần phải bảo dưỡng thường xuyên. Điều này sẽ góp phần dễ dàng phát hiện và khắc phục từ các lỗi nhỏ nhằm tránh lan ra các bộ phận khác gây nên hư hỏng nặng hơn.

Đồng thời đơn vị Xe nâng Tú Sơn là địa điểm uy tín để bạn có thể chọn mặt gửi vàng nhằm khắc phục các tình trạng hư hỏng từ nhỏ đến to. Điều này được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật có tay nghề chuyên môn cao sẽ giúp bạn tiến hành vệ sinh xe, ắc quy, kiểm tra các bộ phận một cách bài bản để đảm bảo xe luôn được ổn định hiệu quả.

Ngoài ra đội ngũ này luôn túc trực 24/7 và có mặt chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi có yêu cầu nhằm xử lý mọi sự cố một cách nhanh chóng. Thời gian khắc phục hư hỏng chỉ diễn ra từ 2-8 tiếng tùy theo mức độ phức tạp của các bộ phận bị hỏng hóc và hứa hẹn đảm bảo hoạt động của xe được hoàn hảo.

Quá trình sử dụng xe nâng điện sẽ không tránh khỏi việc bị hỏng hóc, chính vì vậy bảo trì bảo dưỡng thường xuyên sẽ là phương án tối ưu để bảo vệ thiết bị này được vận hành một cách ổn định và hiệu quả. Xe nâng Tú Sơn là đơn vị uy tín để khách hàng tin tưởng sử dụng các dịch vụ bảo dưỡng bảo trì và sửa chữa xe nâng điện một cách hoàn hảo nhất.

Các tin liên quan