Chẳng phải tự nhiên mà các cụ có câu “của bền tại người”. Việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có lâu bền hay không đều phụ thuộc vào cách chúng ta vận hành, bảo trì, bảo dưỡng chúng. Mời các bạn tham khảo quy trình bảo dưỡng xe nâng động cơ dầu chuẩn nhất dưới đây để việc sử dụng được hiệu quả và lâu bền.
Cần bảo dưỡng xe nâng khi nào
Để tránh tình trạng bị khô mỡ sau một thời gian sử dụng, các chuyên gia kỹ thuật khuyên chúng ta hãy tra dầu mỡ vào các ống mỡ trên xe nâng tay để quá trình vận hàng cũng như kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị,phụ tùng xe nâng.
Xe nâng dầu cũng như chiếc xe máy các bạn đi hàng ngày. Cần phải bảo dưỡng định kỳ thì vận hành mới trơn tru và đảm bảo an toan.
Đối với xe nâng, các bạn có thể tính toán thời gian bảo dưỡng xe nâng theo 2 cách đó là: theo thời gian hoạt động của xe và tính theo tháng.
Đối với cách tính theo giờ hoạt động của xe, các bạn có thể chọn các mốc thời gian vận hành 300 giờ, 600 giờ,900 giờ, 1200 giờ…để tra dầu mỡ cũng như bảo dưỡng các bộ phận khác của xe.
Hoặc bạn cũng có thể tính theo tháng để việc bảo dưỡng xe nâng tay dễ nhớ hơn đó là: 1.5 tháng, 3 tháng, 4.5 tháng, 6 tháng, 7.5 tháng…
Quy trình bảo trì xe nâng các dòng xe động cơ
Việc coi trọng quá trình bảo trì sẽ giúp bạn nhận biết được động cơ đang hoạt động tốt hay không? Có bị hư hỏng hay các thiết bị có bị xuống cấp hay không?
Đồng thời sẽ có cách khắc phục kịp thời, cũng như có đề xuất tốt nhất để không ảnh hưởng đến quá trình làm việc cũng như kinh doanh.
Quy trình bảo trì xe nâng động cơ được diễn ra theo các bước sau
Bước 1: Vệ sinh khô hoặc ướt, dùng xăng ,dầu hóa chất tẩy vết dơ, ten rỉ sét trên xe nâng.
Bước 2: Vệ sinh mặt bình ác quy và kiểm tra nước trong bình, châm thêm nước tinh khiết khi cần.
Bước 3: Tiếp đến, bạn kiểm tra hệ thống sạc bình, kiểm tra hệ thống tự động ngắt đối với loại xe nâng điện
Bước 4: Tiếp đến là kiểm tra hệ thống thủy lực, van, ống dẫn nhớt ống dẫn dầu.
Bước 5: Kiểm tra động cơ chạy và hệ thống thủy lực phần nâng hạ.
Bước 6: Bơm thêm mỡ bò vào nhông, xích, bạc đạn, các cơ cấu chuyển động cho xe hoạt động chơn chu.
Bước 7: Kế đến, bạn nhớ kiểm tra hệ thống phanh, đèn, còi tín hiệu.
Bước 8: Sau đó, kiểm tra hệ thống trợ lực lái, chuyển động của hệ thống trợ lực lái.
Bước 9: Bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực lái.
Bước 10: Bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe.
Trên đây là quy trình bảo dưỡng xe nâng động cơ sử dụng chuẩn nhất. Chúc các bạn sử dụng xe an toàn và hiệu quả.