Xe nâng là thiết bị máy được sử dụng thường xuyên trong vận chuyển hàng hóa nhằm tối đa hiệu suất hoạt động. Trong quá trình sử dụng, có nhiều lỗi xe nâng thường gặp nhưng nhiều người dùng chưa biết cách khắc phục dẫn đến chậm tiến độ công việc. Tìm hiểu 9 lỗi hay mắc phải và cách khắc phục được Xe nâng Tú Sơn chia sẻ chi tiết để tối ưu hoá hiệu quả công việc nhé.
1. Lỗi hư hỏng ở cần điều khiển số
Đây là một trong những lỗi thông dụng cơ bản nhất khi sử dụng xe nâng. Nguyên nhân cần điều khiển số hư hỏng hầu hết do vận hành sai quy cách. Điều này làm cho vòng ôm cần số không hoạt động bởi bộ phận này được làm bằng nhựa và vận hành thông qua cảm ứng điện. Khi sử dụng lực quá lớn để điều khiển cần số, vòng ôm cần bị vỡ khiến việc vận hành, điều khiển xe nâng bị ảnh hưởng.
Để hạn chế hỏng cần số, tài xế chỉ nên dùng một lực vừa đủ ở ngón tay và tác động lên bộ phận này. Khi vòng ôm cần số đã bị vỡ, việc bạn cần làm chỉ có thể thay mới thì xe nâng mới có thể tiếp tục hoạt động bình thường.
2. Lỗi hư hỏng húc (Mayo) và niền bánh sau
Mayo và niềng bánh sau hư hỏng chủ yếu do quá trình vận hành sai của người điều khiển. Các nguyên nhân chính dẫn đến lỗi hư hỏng này bao gồm:
– Chạy xe quá tốc độ: Điều này dẫn đến ốc và tắc ke bánh lỏng lẻo, quanh lỗ tròn nên niền xe bị mòn dẫn đến húc niền bị phá vỡ.
– Không kiểm tra xe trước khi vận hành: Sau thời gian sử dụng, do chạy trên địa hình gồ ghề với tốc độ cao khiến bánh xe quá mòn, óc và tắc ke lỏng lẻo. Tuy nhiên trước khi vận hành, tài xế không báo với nhà sản xuất để thay mới khiến Mayo và niền bánh sau hư hỏng nặng.
– Để khắc phục các vấn đề này, trước khi cho xe khởi động tài xế cần kiểm tra tổng quát bánh sau để phát hiện lỗi và sửa chữa kịp thời. Dùng tay vặn ốc trên bánh xe để đảm bảo tình trạng chắc chắn, không xê dịch hay rời khỏi trục. Nếu phát hiện sự cố, báo với nhà cung cấp để bảo trì và sửa chữa.
3. Lỗi hư hỏng Tam bua (Tampour)
Tampour chính là bộ phận phanh của xe nâng. Sau thời gian sử dụng, phanh và bố thắng sẽ bị ăn mòn phần má cao su, lòi phần kim loại dẫn đến ma sát kém. Điều này gây nguy hiểm trong quá trình vận hành xe.
Biểu hiện của hư hỏng Tampour là đạp phanh có cảm giác không ăn, phải nhấn sâu. Đồng thời khi đạp phanh phát ra âm thanh lạ do ma sát giữ kim loại dẫn đến phần mâm bánh xe bị mòn bởi tiếp xúc mạnh.
Khi gặp lỗi hư hỏng Tampour, cần dừng vận hành xe và báo cho nhà cung cấp để được thay thế kịp thời. Tiếp tục hoạt động, Tampour sẽ bị vỡ dẫn đến xe không thể ngừng lại và chi phí thay thế thường tương đối lớn.
4. Lỗi hư heo dầu
Heo dầu chính là bộ phận bơm nhiên liệu của xe nâng. Đây là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ đưa nhiên liệu đến buồng đốt, tạo năng lượng để xe nâng có thể hoạt động bền bỉ và ổn định.
Hư heo dầu thường có nguyên nhân chính do nguồn nguyên liệu không đảm bảo. Xăng, dầu hay ga đều có thể bị lẫn bụi bẩn và nước dẫn đến tắc đường ống dẫn. Bụi bẩn bám vào kim phun làm hẹp lỗ phun, lượng nhiên liệu được cung cấp cho buồng đốt không đủ để tạo năng lượng cần thiết cho xe nâng hoạt động. Bên cạnh đó, bụi bám lâu ngày có thể làm rỉ sét đầu béc phun khiến Anh/Chị cần tốn chi phí thay mới.
Để khắc phục tình trạng này, cần chú ý kiểm tra nguồn nguyên liệu trước khi sử dụng. Đậy kín thùng chứa dầu, xăng để hạn chế tạp chất từ bên ngoài lẫn vào như bụi bẩn, nước hay dị vật lạ. Lựa chọn nhà cung cấp nhiên liệu uy tín không pha trộn để đảm bảo nguồn nhiên liệu sạch giúp xe hoạt động hiệu quả và bền bỉ.
5. Lỗi gãy nĩa và chênh lệch nĩa
Nĩa chính là bộ phận tay nâng có tác dụng giữ để nâng hoặc hạ hàng hóa, vật dụng. Nĩa bị gãy hoặc lệch so với vị trí ban đầu thường do tài xế vận hành sai quy định. Nguyên nhân có thể do vận tải quá tải trọng cho phép của nhà sản xuất, nâng hàng hóa bằng 1 nĩa. Ngoài ra, dùng nĩa để kéo đẩy hay nâng kiện hàng sai góc độ cũng khiến nĩa bị gãy hoặc vênh.
Để khắc phục hiện tượng này, tài xế, người điều khiển cần tham khảo các thông số của xe nâng để xác định tải trọng hàng hóa phù hợp. Vận hành xe trong mức tải trọng cho phép cũng như đảm bảo nĩa nâng được hoạt động đúng quy cách. Chỉ dùng xe nâng để nâng, hạ hàng hóa mà không dùng để kéo hay đẩy nhằm di dời vị trí hàng.
Kiểm tra tình trạng nĩa trước khi vận hành. Nếu có sự cố cần báo với nhà cung cấp để bảo trì đảm bảo hoạt động bình thường của xe.
6. Lỗi khi sử dụng pin ở xe nâng điện
Ở các xe nâng điện dùng năng lượng từ pin thường hay gặp lỗi pin khiến hoạt động xe bị đình trệ. Xe yếu, không nâng được hàng hóa nặng hoặc chết hẳn. Nguyên nhân thường do pin bị ẩm hay vào nước gây rò rỉ.
Bên cạnh đó, nguồn điện dùng sạc pin mỗi loại xe thường khác nhau: 24VDC, 36VDC, 48VDC… Có những xe nâng có dung lượng pin lớn cần kết nối với nguồn điện mạnh để đảm bảo hiệu suất hoạt động. Sử dụng nguồn điện không đúng gây hư hỏng, chập cháy pin.
Khi sử dụng xe nâng pin, cần tìm hiểu thông số hoạt động của pin và cường độ, hiệu điện thế nguồn điện sạc phù hợp. Ngoài ra, hạn chế pin tiếp xúc với nước hay môi trường có độ ẩm cao.
7. Lỗi trầy xước các ty thủy lực
Ty thủy lực hay còn gọi là Piston Rod, Trụ Ben,…là chi tiết máy quan trọng trong cấu tạo máy xe nâng. Ti thủy lực được làm từ thép, có tác dụng chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu thành cơ năng giúp nĩa có thể chuyển động nâng hạ hàng hóa. Ty thủy lực hỏng thường do tác động từ bên ngoài như va chạm, bị đè nặng hay tông xe. Điều này khiến ty bị trầy xước, hư mòn, giảm hiệu năng của xe nâng.
Để khắc phục sự cố về ty thủy lực, cần vận hành xe trong khoảng không gian phù hợp. Hạn chế đè, đẩy, đặt vật nặng lên bộ phận bên ngoài ty gây cong vênh xước xát.
8. Lỗi hư hỏng hộp số
Hộp số của xe nâng thường được cấu tạo bằng nhựa với cần điều khiển. Hư hỏng hộp số khiến vòng nhựa bao quanh hộp số bị vỡ, mòn các lá bố khiến việc điều khiển xe gặp trở ngại. Nguyên nhân hư hỏng hộp số bao gồm:
– Quá trình vận hành không tuân thủ các quy định: Không tuân thủ quy tắc tiến lùi số, gạt cần số khi xe chưa dừng hẳn và sử dụng lực lớn tác động lên cần gạt hộp số.
– Các vật thể bám vào trục bánh xe và di chuyển vào hộp số gây hỏng Seal, phốt, chảy nhớt, kẹt hộp số.
– Nâng hàng quá tải trọng cho phép gây cháy hộp số.
– Để khắc phục tình trạng này, cần chú ý mặt sàn làm việc gọn gàng không lẫn tạp chất như túi nilon, bao bì, dây nhợ. Nâng hàng hóa theo đúng tỷ trọng quy định của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, khi vận hành máy cần thực hiện nhịp nhàng tuần tự, không nóng vội và tác động lực mạnh lên cần điều khiển. Khi muốn cho xe di chuyển, để động cơ ở chế độ Garanti, nhẹ nhàng điều khiển cần số tiến lùi theo nhu cầu. Khi muốn chuyển hướng, để xe, cần để xe dừng hẳn rồi mới điều khiển cần số.
9. Một số lưu ý cần biết khi sử dụng xe nâng để tránh hư hỏng
Sau thời gian dài sử dụng, tình trạng hư hỏng xảy ra ở xe nâng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên để kéo dài thời gian cũng như tăng năng suất làm việc, Anh/Chị cần chú ý một số vấn đề sau:
– Bổ sung dầu bôi trơn định kỳ 2 tháng 1 lần hoặc sau khoảng 300 giờ sử dụng. Sau 2 lần bổ sung dầu nên thay thế hộp dầu.
– Thay thế cần gạt mưa và tấm chắn mưa sau 1 năm sử dụng để ngăn nước xâm nhập vào các bộ phận máy móc hiệu quả.
– Thay thế má phanh sau 1 tháng sử dụng ở các dòng xe không có cảnh báo an toàn. Các dòng xe nâng cao cấp có cảnh báo an toàn báo mòn tự động, thay thế khi có cảnh báo. Hư hỏng má phanh sẽ không còn là lỗi xe nâng thường gặp gây cản trở hoạt động của xe.
– Thay Ắc quy sau 4 năm dùng dù vận hành xe ít. Nếu thường xuyên sử dụng, nên thay Ắc quy 2 năm 1 lần.
– Hệ thống ty thủy lực thường có tuổi thọ 1 – 2 năm. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng cần kiểm tra thường xuyên và thay thế khi có hỏng hóc, biến dạng.
– Kiểm tra điện cực của nguồn điện bình Ắc quy khi chúng hoạt động kém bằng đồng hồ đo điện. Khi loại trừ được hiện tượng điện cực yếu mới tăng phụ tải máy phát, bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ làm việc máy phát.
Khi thấy áp suất phun thấp, cần kiểm tra bộ ổn định áp suất, đường ống dẫn nguyên liệu hoặc hệ thống điện trước khi thay thế bơm nhiên liệu.
Bên cạnh đó, tài xế cần tìm hiểu cách vận hành của xe nâng để đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ. Hầu hết các lỗi xe nâng thường gặp đều do quá trình vận hành sai quy cách.
Trên đây là một số lỗi xe nâng thường gặp mà Xe nâng Tú Sơn chia sẻ cho Anh/Chị tham khảo.