Cách lựa chọn lốp xe nâng hàng hợp lý

Lốp xe nâng là bộ phận hao mòn tự nhiên nhanh nhất trên xe nâng hàng, lốp xe giúp xe di chuyển trên mặt bằng, là loại phụ tùng dễ kiếm và thay thế.

Lốp xe nâng hàng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kết cấu và chuyển động của xe nâng, giúp xe nâng hoạt động trên các địa hình phẳng và các địa hình phức tạp khác. Đây là loại phụ tùng hao mòn nhanh, trong quá trình sử dụng chúng thường bị nứt, vỡ hoặc hao mòn tự nhiên. Vì vậy trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp lốp cho xe nâng với chất lượng và giá thành khác nhau. Nhưng trước hết, chúng ta cần hiểu những kiến thức cơ bản về lốp xe.

Cấu tạo lốp cao su hơi

Đặc thù của lốp cao su là lắp trên xe nâng có tải trọng lớn và di chuyển trên nhiều địa hình phức tạp vì vậy cấu tạo và thành phần lốp cũng được thiết kế sao cho phù hợp nhất với điều kiện vận chuyển, khai thác sử dụng.

Gai lốp (hãy còn gọi là vân lốp, hoa lốp) thường được cắt xẻ rãnh ngang, chéo, dọc hoặc đan xen giữa các lẫn nhau để lốp bám đường tốt hơn, dễ dàng di chuyển, đặc biệt khi di chuyển trên các đoạn đường có độ nghiêng và độ dốc lớn hơn bình thường, trên các cầu nâng dành cho xe nâng chui container xếp dỡ hàng hóa. Đối với xe nâng di chuyển trên cầu nâng, cần đặc biệt chú ý lốp xe phải có gai lốp rãnh sâu, để lốp có thể bám vào vào gờ thép di chuyển dễ dàng, điều này chỉ có thể đảm bảo khi bạn sẽ sử dụng lốp xe mới, đối với các loại xe nâng cũ sử dụng đã nhiều năm, lốp bị mòn gai hoàn toàn, bề mặt nhẵn, sẽ rất nguy hiểm nếu lấy hàng và di chuyển trên cầu nâng.

Hông lốp là phần cao su có thể co giãn, khi có tải nặng hoặc khi di chuyển trên địa hình khó, hông lốp sẽ đàn hồi giúp giảm dao động của hàng hóa.

Lớp lót cao su phía trong có tác dụng ngăn chặn nước và các loại dị vật khác lọt vào trong, ngăn không cho không khí lọt ra ngoài và săm xe tiếp xúc trực tiếp với vành thép.

Lớp bố đỉnh và lớp bố chính có cấu trúc theo công nghệ Radial: Các lớp vải bố được sắp xếp hướng tâm giúp phân bố lực tốt hơn, đây là kiểu lốp bố vải ưu thế nhất hiện nay, so với dạng lốp BIAS trước đây, nó vượt trội về độ bền và tính an toàn.

Phần săm cao su phía trong cùng được bơm đầy hơi và kết nối với bên ngoài qua van khí. Lốp cao su dạng hơi luôn cần được bơm đủ áp suất cần thiết để tránh hao mòn và duy trì độ bền.

lop-xe-nang-hang-1

Cấu tạo lốp cao su đặc

So với lốp hơi, lốp cao su đặc cũng có kích thước tương tự và loại vân lốp cũng có hình dạng tương tự. Điểm khác biệt lớn nhất là lốp đặc có cấu trúc hoàn toàn bằng cao su, vì vậy nó có độ cứng khá lớn.

Lớp cao su phía trong và tanh lốp là phần tiếp xúc với vành thép lazang, vì lốp đặc hiêm khi phải tháo rời lazang nên phần cao su phía trong có độ cứng lớn, lắp vừa khít và không bị xoay tương đối với mâm xe.

Phân loại lốp xe nâng hàng

Theo chủng loại được sử dụng và tiêu chí sử dụng: Lốp hơi và lốp đặc

Theo hãng sản xuất gồm có: Nexen, Bridgestone, Micheline, Yokohama, Casumina

Theo kích thước lốp: 28*9-15, 7.00-12, 6.5-12…

Cách lựa chọn lốp xe nâng hàng

Bài viết chúng tôi phân tích cấu tạo và phân loại các loại lốp lắp trên xe nâng hàng nhưng thực tế chúng ta chỉ chú ý đến hai loại lốp được sử dụng nhiều nhất hiện nay là lốp hơi và lốp đặc. Để các bạn có được quyết định chính nhất hãy xem thêm những dữ kiện chúng tôi đưa ra dưới đây.

Lốp khí nén hay còn gọi là lốp hơi có độ bám đường cao, tính linh hoạt tốt, giảm dao động khi vận chuyển hàng hóa, sóc, nẩy hàng khi đi qua địa hình khó, giá thành đầu tư thấp hơn.

lop-xe-nang-hang-2

Lốp cao su đặc nguyên khối ít phải bảo dưỡng, kiểm tra, không phải bơm khí thường xuyên, khả năng bám đường ở những địa hình bằng phẳng tốt, tính ổn định cao ngay cả khi làm việc trong các điều kiện nhiều dị vật sắc nhọn.

Các tin liên quan