Để di chuyển được linh hoạt, nâng hàng hóa cơ động thì bộ phận bánh xe nâng giữ vai trò quan trọng. Bộ phận này cần được kiểm tra áp suất và độ mài mòn thường xuyên bởi ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, mức tiêu hao nhiên liệu và sự an toàn lao động.
Nếu bạn chưa biết đầy đủ các thông số kỹ thuật cần lưu ý khi kiểm tra lốp xe nâng thì hãy ghi nhớ ngay 5 mục chi tiết dưới đây. Với kinh nghiệm của mình chúng tôi xin liệt kê những yếu tố mà người sử dụng xe nên nhớ khi kiểm tra bánh lốp.
Áp suất hơi của bánh xe nâng
Để kéo dài tuổi thọ xe nâng hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu của lốp, bạn nên kiểm tra thường xuyên và duy trì đúng mức áp suất hơi của bánh xe.
– Nên kiểm tra hơi lốp xe nâng sau 5000 km hoặc định kỳ 2 lần/tháng. Nếu điều kiện đường xá không ổn định như núi, đồi, nhiều sỏi đá thì nên kiểm tra định kỳ hàng tuần để đảm bảo an toàn.
– Không nên dùng giống một loại bánh xe nâng trên cùng một trục của xe, tức các lốp xe có cùng kích thước, mã gai, của cùng một hãng sản xuất.
– Hiện nay, nhiều nơi sử dụng khí Nitơ thay cho khí thường trong lốp xe nâng giúp tiết kiệm nhiên liệu, lái xe êm ái hơn và tuổi thọ của lốp cũng được cải thiện phần nào.
– Hãy chọn cửa hàng sửa chữa, làm lốp xe nâng uy tín chất lượng. Một số cửa hàng sửa chữa không tốt thay vì dùng dầu bôi trơn lại dùng nước xà bông tra lớp khiến không khí dễ thoát ra ngoài, giảm chất lượng lốp xe.
Kích cỡ của lốp xe nâng
– Khi mua lốp xe nâng dể thay mới bạn cần biết hãng xe nâng chính xác để chọn kích cỡ của lốp xe nâng phù hợp với đúng yêu cầu kỹ thuật của xe. Lốp mới cần sát với bề rộng lốp nguyên bản xe nâng ban đầu.
– Sử dụng lốp xe nâng mới có đường kính lớn hơn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận của hệ thống treo.
– Nếu sử dụng loại lốp xe nâng nhỏ hơn sẽ không đủ chịu tải bình thường, làm giảm độ bám đường, khiến hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) hoạt động kém hiệu quả.
Tỷ lệ giữa độ cao thành lốp với độ rộng của lốp
– Lốp có tỷ lệ giữa độ cao thành và đọ rộng lốp nhỏ tạo cảm giác điều khiển xe nâng chuẩn xác, nhẹ nhàng hơn, nhưng làm giảm độ êm ái khi xe di chuyển đi vào đường nhiều ổ gà.
– Trường hợp duy nhất xe nâng nên thay đổi tỷ lệ này là vào mùa đông ở các nước lạnh. Sử dụng lốp xe nâng có tỷ lệ thành lốp cao hơn sẽ giúp xe chạy êm nhẹ hơn vào mùa đông.
Thiết diện ngang
– Nếu chọn lốp cho xe nâng có thiết diện ngang lớn hơn sẽ tiếp xúc với mặt đường rộng hơn, xe nâng sẽ chạy ổn định với mức chịu được tải trọng lớn nhưng tay lái sẽ nặng và khó điều khiển hơn.
– Thiết diện lớn cũng tạo ra lực ma sát lớn, do đó tác động tới khả năng của khí động học làm xe nâng tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn.
– Ngược lại, trong trường hợp lốp xe nâng có thiết diện ngang nhỏ đồng nghĩa với phần tiếp xúc mặt đất ít hơn nên tay lái nhẹ nhàng, dễ điều khiển hơn và xe nâng tiết kiệm nhiều nhiên liệu.
Giới hạn tốc độ của lốp xe nâng
– Về mặt kỹ thuật của xe nâng, tốc độ giới hạn của lốp xe thể hiện điều kiện để lốp xe không bị hư hỏng khi chạy ở tốc độ cao. Điều này có nghĩa là mức nhiệt độ bản thân của lốp xe nâng không trở nên quá cao và sức chịu tải cũng không quá lớn khi phải vào cua với tốc độ cao.
– Ở vai trò người tiêu dùng thì tiêu chuẩn này rất quan trọng, bởi vì chọn một bánh xe nâng hàng có thông số kỹ thuật phù hợp sẽ tránh những trường hợp tích tụ nhiệt bên trong gây nổ lốp xe bất ngờ, đảm bảo an toàn lao động.12